Bí quyết duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư có thể mang đến những hiệu quả ngoài mong đợi. Cụ thể:

  • Đối với người không mắc bệnh ung thư: duy trì lối sống điều độ có thể tăng cường sức đề kháng và giúp bạn vui sống mỗi ngày
  • Đối với những người đã điều trị xong và đang trong giai đoạn phục hồi: tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống nói riêng và tuổi thọ nói chung

Vậy phải bắt đầu duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư như thế nào? Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt cần rèn luyện giúp bạn và người thân yêu giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư do Vua Nệm tổng hợp:

1 Tăng cường vận động

Vận động và thực hiện các hoạt động thể chất điều độ là một cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Không chỉ góp phần duy trì cân nặng ở mức vừa phải, thể dục thể thao còn hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường máu, tăng cường chức năng miễn dịch và tiêu hóa, giảm căng thẳng stress,…

Để việc vận động thực sự phát huy được lợi ích vốn có, bạn nên ưu tiên những bộ môn phù hợp với năng lực thể chất và sở thích của mình. Ví dụ như: chạy, đi bộ, bơi lội, yoga, bóng đá, cầu lông,…

2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh

Được mệnh danh là ‘khắc tinh’ của mọi bệnh tật, một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc ung thư. Để xây dựng được một thói quen ăn uống khoa học nhất, bạn cần lưu ý:

  • Đa dạng hóa các nhóm thực phẩm cần thiết như ngũ cốcprotein (động vật/ thực vật), rau quả, sữa và chất béo có lợi,…
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo bão hòa hoặc đường tinh luyện, đồ nướng, đồ chiên rán và đồ ngọt. Thay vào đó nên lựa chọn các món ăn có nguồn gốc tự nhiên và ít chế biến nhất có thể
  • Tăng cường lượng chất xơ và rau quả tiêu thụ mỗi ngày (đặc biệt là các loại hạt, rau lá xanh và quả tươi)
  • Hạn chế thực phẩm có chứa phụ gia, chất bảo quản hoặc chất tạo màu gây nguy hiểm đến sức khỏe
  • Uống đủ lượng nước cần thiết để tăng cường hiệu quả trao đổi chất là thải bỏ các độc tố trong cơ thể
  • Cân nhắc bổ sung thêm dinh dưỡng và các loại vitaminkhoáng chất, chất chống oxy hóa,… theo chỉ định của bác sĩ

3 Hạn chế đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau. Điển hình là bệnh lý liên quan đến đến hệ tiêu hóa (đại trực tràng, dạ dày, thực quản), ung thư vú, ung thư đầu và cổ,… Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ sản sinh ra các loại oxy phản ứng làm tổn thương ADN, gây suy yếu tế bào, đồng thời giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, bảng thành phần của chúng cũng chứa nhiều hóa chất gây ung thư như phenol, nitrosamine,…

4 Tránh xa thuốc lá và các chất gây nghiện

Thuốc lá và các chất gây nghiện là một trong những tác nhân gây ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trong đó, hút thuốc lá có thể gây ra khoảng 90% trường hợp mắc ung thư phổi, thanh quản, vòm họng,…

5 Nghỉ ngơi đủ và đúng

Nhìn chung, việc nghỉ ngơi đủ và đúng chính là chìa khóa vàng giúp bạn xây dựng được một lối sống tự do, lành mạnh. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng ta có thời gian để tái tạo, phục hồi cũng như điều chỉnh các quá trình sinh lý bên trong sao cho phù hợp. Về lâu dài, ngủ ngon giấc có thể giúp bạn tạo sự cân bằng nội môi, tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng hiệu quả.

6 Nâng cao sức khỏe tinh thần

Hiện nay, việc quản lý stress và nâng cao sức khỏe tinh thần để giảm thiểu bệnh tật vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Trên thực tế, tình trạng lo lắng, căng thẳng nếu không xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành và phát triển.

Để giải quyết được thực trạng này, bạn nên chú ý:

  • Rèn luyện các kỹ thuật giúp điều tiết tâm trạng như thở, yoga, thiền định, chạy bộ, bơi,…
  • Thay đổi môi trường sống theo hướng tích cực
  • Dành thời gian cho bản thân và các hoạt động thư giãn, giải trí lành mạnh
  • Tìm đến sự giúp đỡ của người thân, gia đình hoặc y bác sĩ khi cần thiết

7 Tránh xa các chất độc hại và môi trường ô nhiễm

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bạn nên chủ động tránh xa khỏi các chất độc hại và môi trường ô nhiễm. Ví dụ như khói thuốc lá, khi thải từ các phương tiện giao thông, hóa chất/ chất thải công nghiệp,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *